* Chăn nuôi
Hiện nay, dịch lở mồm long móng, đặc biệt là dịch viêm da nổi cục ở trâu, bò đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương vì khả năng lây lan bệnh nhanh. Chính quyền địa phương cần tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, chủ động lên kế hoạch tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục khi vắc-xin được lưu hành.
Ước tính tổng số trâu của cả nước tháng Tư năm 2021 giảm 2,4% so với cùng thời điểm năm 2020; tổng số bò tăng 1%. Chăn nuôi lợn tiếp tục đà hồi phục, đàn gia cầm phát triển tốt, tuy nhiên người chăn nuôi vẫn cần nâng cao các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Ước tính tổng số lợn của cả nước tháng Tư năm 2021 tăng 11,1% so với cùng thời điểm năm trước, tổng số gia cầm tăng 7,4%.
Tính đến ngày 23/4/2021, cả nước không còn dịch tai xanh; dịch cúm gia cầm còn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Nam; dịch lở mồm long móng còn ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Trị, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Ngãi; dịch tả lợn châu Phi còn ở 22 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 21 địa phương chưa qua 21 ngày.
* Thủy sản
Ước tính tháng 4 năm 2021, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 329,6 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 231,6 nghìn tấn, tăng 1,5%; tôm đạt 59,8 nghìn tấn, tăng 2,6%; thủy sản khác đạt 38,2 nghìn tấn, tăng 3,7%.
Thị trường tiêu thụ cá tra có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp chế biến lớn tại Đồng Bằng sông Cửu Long ký thêm nhiều hợp đồng mới, giá cá tra nguyên liệu duy trì ở mức ổn định. Sản lượng cá tra trong tháng ước tính đạt 106,3 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng được chuyển đổi từ mô hình nuôi thâm canh sang mô hình nuôi siêu thâm canh. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tháng Tư ước tính đạt 35,8 nghìn tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 17,9 nghìn tấn, giảm 0,5%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước đạt 2.484,9 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 1.269,9 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng khai thác đạt 1.215,1 nghìn tấn, tăng 1,4% (sản lượng khai thác biển đạt 1.160,4 nghìn tấn, tăng 1,4%).
2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất, nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đạt tốc độ tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng ước tính đạt 206,51 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3%; nhập khẩu hàng hóa đạt 102,61 tỷ USD, tăng 30,8%. Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021 ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.
* Xuất khẩu hàng hóa
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%; thị trường EU đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,1%; thị trường ASEAN đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3%; Hàn Quốc đạt 6,9 tỷ USD, tăng 12,1%; Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 1,5%.
* Nhập khẩu hàng hóa
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4 tăng 43,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 36,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 47,9%.
Về cơ cấu nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 49,54 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 48,3% (tăng 0,8 điểm phần trăm).
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 16,9 tỷ USD, tăng 16,9%; thị trường ASEAN đạt 14,1 tỷ USD, tăng 48,2%; Nhật Bản đạt 7,2 tỷ USD, tăng 10,5%; thị trường EU đạt 5,3 tỷ USD, tăng 16,6%; Hoa Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 7,9%.
* Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất
Tính chung 4 tháng đầu năm nay, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,77%.
Trong đó đáng lưu ý giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng do nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm; chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu tăng cao từ việc thiếu tàu biển và container ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; biến đổi khí hậu làm mất mùa.
Trong khi đó, ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu từ nhập khẩu (chiếm khoảng 80%-85%), giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2021 tăng 6,66% so với cùng kỳ năm 2020 nên ảnh hưởng đến giá thức ăn chăn nuôi trong nước.
Cụ thể, giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho ngành công nghiệp chế biến tháng 4/2021 tăng 2,48% so với tháng trước và tăng 13,49% so với cùng kỳ năm 2020, tính chung 4 tháng đầu năm nay tăng 8,79%; giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tăng 1,26% và tăng 5,09%, tính chung 4 tháng tăng 3,6%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Con số sự kiện
Tin bài: P. Marketing