English

Chuẩn bị sẵn sàng để tránh stress nhiệt cho gà đẻ

Để tránh hoặc quản lý stress nhiệt đúng cách, chúng ta bắt buộc phải biết được nguyên nhân gây ra stress. Nhiệt độ cơ thể bình thường của gà đẻ là khoảng 40°C. Gà mái thích nghi với nhiệt độ môi trường từ 18°C đến 24°C. Khi nhiệt độ tăng trên 32°C thì hậu quả nghiêm trọng hơn do stress nhiệt sẽ xảy ra.

Trong một nghiên cứu, người ta chứng minh stress nhiệt có liên quan đến việc giảm 31,6% hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm 36,4% năng xuất trứng và giảm 3,41% khối lượng trứng, theo một bài báo đánh giá từ Đại học Purdue và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp USDA.

Các tác giả của bài báo chỉ ra rằng stress nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vi khuẩn, chẳng hạn như Salmonella và Campylobacter, có khả năng làm thay đổi thần kinh do phản ứng stress trong vật chủ để có lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Do đó, điều quan trọng là phải nhận thức được rằng các stress từ môi trường, chẳng hạn như stress nhiệt, có thể có khả năng thay đổi tương tác mầm bệnh – vật chủ.

Các hậu quả khác của stress nhiệt như tăng lượng nước uống vào sẽ dẫn đến phân ướt và trứng bị bẩn, và giảm chức năng miễn dịch, và có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin.

 

Những vấn đề cơ bản về Stress nhiệt

Khi thân nhiệt của gà mái tăng cao thì nó sẽ tự thoát nhiệt. Chúng làm điều này theo nhiều cách. Một là dùng cách đối lưu, thoát nhiệt cơ thể vào không khí giúp cơ thể mát hơn bằng cách dang rộng đôi cánh. Cách khác là sự bốc hơi nước. Khi chuồng nuôi quá nóng, chúng sẽ sử dụng hơi ẩm từ đường hô hấp, điều này khiến cho gà mái thở hổn hển, làm tăng luồng không khí qua màng nhầy.

Thở hổn hển là nguyên nhân dẫn đến chất lượng vỏ trứng kém – vỏ mỏng, yếu – vì nó làm xáo trộn cân bằng chuyển hóa axit-bazơ. Và cuối cùng làm cho canxi ít được chuyển đến vỏ trứng, sự thiếu hụt không thể được điều chỉnh bằng khẩu phần ăn. Hơn nữa, nếu thở hổn hển không hiệu quả và nhiệt độ cơ thể vẫn tăng thêm thì gà mái sẽ đuối sức và có thể chết.

Điều quan trọng cần lưu ý là độ ẩm có liên quan đến nhiệt độ môi trường. Độ ẩm cao hơn ở bất kỳ nhiệt độ nào sẽ làm tăng sự khó chịu của gia cầm và sự làm mát bằng cách bay hơi sẽ ít hiệu quả hơn. Làm mát bằng bay hơi chỉ có hiệu quả khi độ ẩm tương đối trong không khí thấp.

Đừng làm phiền

Nếu gia cầm có nguy cơ bị stress nhiệt hoặc bị quá nóng thì cần tránh làm phiền chúng, đặc biệt là vào thời điểm nóng nhất trong ngày, vì vậy chúng sẽ giảm nóng bằng cách ít di chuyển. Các hoạt động trong chuồng sẽ được thực hiện vào sáng sớm hoặc buổi tối khi trời không quá nóng.

Điều quan trọng là không để mật độ trong lồng nuôi quá dày. Các con gà cần phải dang rộng đôi cánh để tăng luồng không khí xung quanh cơ thể. Nếu các con gà đẻ phải di chuyển vào một ngày trời nóng, thì nên đặt một số thùng chứa khi vận chuyển và xen kẽ các thùng đó với các thùng rỗng để lưu thông không khí tốt hơn. Nên thực hiện việc cắt mỏ vào một ngày mát mẻ hoặc cắt vào sáng sớm trước khi nhiệt độ trong chuồng tăng cao.

Thông gió là việc “quan trọng”

Thông gió đúng cách là rất quan trọng để tránh stress nhiệt cho gà đẻ trong những tháng thời tiết nóng.

Nếu hệ thống thông gió của trại không hoạt động vào một ngày hè nóng nực, thì nhiệt độ trong chuồng có thể tăng thêm 15°C trong vòng 1 giờ.

Để giúp cho các con gà đẻ cảm thấy thoải mái trong chuồng nuôi thì tổng công suất quạt hút tối thiểu phải là 3,5 lít mỗi giây cho mỗi con gà mái. Có thể cần hai luồng không khí lưu thông mỗi phút.

Hãy chắc chắn rằng quạt trong chuồng nuôi hoạt động tốt, cánh quạt và cửa thông gió sạch sẽ và dây đai được điều chỉnh đúng cho cả độ căng và sự căn chỉnh. Quạt bảo trì kém sẽ hoạt động với hiệu suất giảm 50%. Ngoài việc chạy quạt suốt cả ngày khi trời nóng, chuồng nuôi cần chạy quạt qua đêm và sáng sớm để mang lại không khí mát mẻ. Cửa hút gió nên được điều chỉnh để đạt được luồng không khí đồng đều trong toàn bộ chuồng nuôi.

Máy phát điện dự phòng và hệ thống báo động là thiết bị cần thiết để ngăn ngừa stress nhiệt. Cần kiểm tra chúng ít nhất là một lần hàng tháng và đặt nhắc nhở về nhiệt độ cao thấp trong phạm vi nhạy cảm. Nhiều nhà sản xuất tăng cài đặt điểm nhiệt độ báo động cao lên khi thời tiết nóng để hạn chế bị báo động liên tục, cách tiếp cận tốt hơn là sử dụng chúng như cách dự báo – để báo hiệu sự cố trước khi nó ra khỏi tầm tay và dẫn đến thiệt hại về gia cầm nhiều hơn.

Máy phun sương cần được kiểm tra thường xuyên và nên chạy hai phút cứ mỗi mười phút nếu độ ẩm thấp.

Vào thời điểm nhiệt độ mùa hè rất cao, có thể cần đến vòi phun nước trên mái nhà. Nó cũng là một ý tưởng tốt để giúp cỏ và các thảm thực vật khác bên ngoài chuồng nuôi phát triển nhằm ngăn cản không khí nóng đi vào chuồng nuôi. 

Cách nhiệt trong chuồng gà đẻ lý tưởng là R20 cho tường và R28 cho trần nhà để giúp giữ ấm vào mùa đông nhưng mát mẻ vào mùa hè, nhưng khi cách nhiệt không tối ưu, cần phải phụ thuộc nhiều hơn vào các lựa chọn kiểm soát nhiệt khác như máy phun sương hoặc vòi phun nước trên mái nhà.

Bảo trì hệ thống nước

Ở nhiệt độ bình thường, 10.000 gà đẻ sẽ uống 2.000 lít nước mỗi ngày, nhưng lượng tiêu thụ của chúng sẽ tăng 50% nếu nhiệt độ trong chuồng tăng lên 90°F (32°C) – và đó là lúc chuồng nuôi có khả năng gặp vấn đề với chất độn chuồng ướt và trứng bị vấy bẩn. 

Bảo trì hệ thống nước đảm bảo chức năng hệ thống và lượng nước sạch sẽ là một việc nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng nếu stress nhiệt được tránh. Việc không bảo trì thường xuyên sẽ rất dễ gây tắt nước ở núm uống tại một vị trí nào đó. Việc này phải được kiểm tra một cách có hệ thống để đảm bảo rằng tất cả các núm uống đều hoạt động.

Lưu lượng nước phải lớn hơn 70mL mỗi phút trên núm uống. Nếu không đạt thì phải kiểm tra đường ống để phát hiện điểm hạn chế dòng chảy. Nếu có một sự tích tụ của sắt và các khoáng chất khác, thì cần phải được loại bỏ bằng polyphosphate và / hoặc clo. Đừng quên thường xuyên kiểm tra các bộ lọc nước và thay thế chúng khi cần thiết.

Để hạ nhiệt nước uống, bơm nước vào buổi chiều rất có lợi. Nước mát giúp hạ nhiệt độ của gia cầm. Nếu nước dưới 25°C, gà sẽ uống nhiều hơn. Nước trên 30°C sẽ làm giảm lượng uống nước của chúng, dẫn đến làm giảm lượng ăn vào. Thêm vitamin và chất điện giải vào nước uống giúp thay thế natri, clorua, kali và bicarbonate bị mất, nên cho uống trước thời điểm nhiệt độ tăng cao.

Khi nào nên trì hoãn việc tiêm phòng

Nếu gà đẻ bị stress nhiệt trong thời điểm tiêm vắc-xin thì tốt nhất nên hoãn việc tiêm vắc-xin, vì tác động của stress nhiệt lên hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến giảm hiệu quả vắc-xin.

Đôi khi, có thể bị phản tác dụng nếu gà được tiêm phòng khi chúng quá nóng. Do chúng thở mạnh chúng có thể hít quá nhiều vắc-xin dạng xịt hoặc uống quá nhiều vắc-xin hòa nước. Trong cả hai tình huống này, gà có thể có biểu hiện các dấu hiệu của bệnh mà vắc-xin dự định phòng.

Thật khó để nói chính xác nên đợi bao lâu để tiêm vắc-xin cho những con gà bị stress nhiệt. Nếu stress chỉ kéo dài một ngày và đã không dẫn đến bất kỳ vấn đề đáng kể nào về năng suất hoặc sản xuất, thì nó có thể an toàn để tiến hành ngay khi những con gà không còn stress nữa. Tuy nhiên, tác động bất lợi của stress nhiệt đối với hệ thống miễn dịch sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của stress nhiệt; Nếu những con gà bị stress hơn một ngày, thì có lẽ nên chờ đợi thêm vài ngày nữa trước khi tiêm phòng.
Về việc phải mất bao lâu để một con gà mái khôi phục năng suất của chúng sau khi bị stress nhiệt, điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian stress kéo dài bao lâu. Vấn đề thông thường là gà mái không ăn, và lượng dinh dưỡng giảm dẫn đến lòng đỏ và trứng nhỏ hơn. Nếu chúng chỉ giảm ăn trong một ngày, thì việc giảm kích thước lòng đỏ có thể là tối thiểu và không được chú ý, nhưng nếu chúng không ăn trong thời gian kéo dài, thì việc giảm hình thành lòng đỏ sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn. Nó cũng giống với chất lượng vỏ trứng. Mất cân bằng axit-bazơ càng lâu do stress nhiệt càng nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vỏ. Khi cân bằng axit-bazơ trở lại bình thường, chất lượng vỏ sẽ trở lại bình thường.
Hầu hết các khu vực sản xuất thịt gà lớn của các quốc gia đều ở những khu vực mà nhiệt độ mùa hè có thể trở nên cực đại, nhưng chúng ta có thể bảo vệ các con gà đẻ và ngăn ngừa stress nhiệt – nếu chúng ta có sự chuẩn bị đối phó

Biên dịch: Ecovet Team

(theo thepoultrysite)

Nguồn: Ecovet

.

Tin tức khác