Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại do hạn mặn tại các tỉnh miền Nam 2019-2020, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ người dân, hướng dẫn cách trữ nước sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi như đào ao, xây bể bê-tông, mua túi nhựa/phi nhựa…. Trong những biện pháp đó thì mô hình đào ao phủ bạt trữ nước ngọt đang được nhiều hộ dân áp dụng trong năm nay, để không bị động trong việc phòng hạn mặn gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế.
Năm 2021, để hạn chế tình trạng thiếu nước ngọt do hạn mặn ở nhiều tỉnh thành miền Nam đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các địa phương, các hộ dân đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục khác nhau. Đặc biệt, những hộ dân có diện tích đất lớn thường áp dụng biện pháp đào ao, phủ bạt để trữ nước ngọt, tuy giá thành cao nhưng có thể dùng được 3-5 năm liên tiếp mà không cần tốn chi phí mua nước ngọt, nếu vẫn thiếu nước thì có thể mua nước ngọt để trữ vào ao.
Mô hình “đào ao trữ nước phủ bạt” là một trong những mô hình điểm ở các tỉnh ĐBSCL vì nó mang tính bền vững, ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay; qua đó góp phần giúp cho các hộ dân yên tâm sản xuất, chăn nuôi vào mùa khô hạn trong thời gian tới.
P.Marketing